A. Thẩm định/ thẩm tra khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14067


1. Thuật ngữ và định nghĩa (theo IPCC và Bộ tiêu chuẩn ISO 14067)


Thuật ngữ Định nghĩa
Khí nhà kính (KNK)
(GHG - greenhouse gas)
Thành phần thể khí của khí quyển, cả tự nhiên và do con người tạo ra, hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt Trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra. KNK bao gồm carbon dioxide (CO₂), methane (CH₄), nitrous oxide (N₂O), các hợp chất hydro florua carbon (HFCs), các hợp chất perfluora carbon (PFCs), và sulfur hexafluoride (SF₆).
Kiểm kê khí nhà kính Hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Thẩm tra khí nhà kính Là quá trình đánh giá một cách công bố về dữ liệu và thông tin lịch sử để xác định xem công bố đó có đúng về mặt cơ bản và tuân thủ các tiêu chí hay không. Đảm bảo các số liệu và các tính toán phát thải/ loại bỏ khí nhà kính đầy đủ, chính xác và tuân theo các quy định của GHG Protocol và các tiêu chuẩn ISO 14064-1, ISO 14064-2, ISO 14067.
Thẩm định khí nhà kính Là quá trình đánh giá sự hợp lý của các giả định, hạn chế, và phương pháp để hỗ trợ cho công bố về kết quả các hoạt động kiểm kê khí nhà kính trong tương lai.

2. Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 14064


  • ✔ Tiêu chuẩn ISO 14064-1: Đưa ra các nguyên tắc và yêu cầu để thiết kế, triển khai, quản lý và báo cáo các kiểm kê KNK của các tổ chức. Tiêu chuẩn nêu các yêu cầu để xác định các ranh giới loại bỏ và phát thải KNK, định lượng phát thải và loại bỏ KNK của tổ chức, xác định các hành động cụ thể nhằm cải thiện sự quản lý KNK.
  • ✔ Tiêu chuẩn ISO 14064-2: Đưa ra các nguyên tắc, yêu cầu để xác định các phương cơ sở để quan trắc, định lượng và báo cáo về phát thải của dự án. Tiêu chuẩn này tập trung vào dự án KNK hoặc các hoạt động đóng góp mức dự án để thiết kế các biện pháp giảm lượng khí nhà kính và/hoặc tăng cường loại bỏ KNK.
  • ✔ Tiêu chuẩn ISO 14064-3: Đưa ra các yêu cầu của thẩm định/ thẩm tra các công bố KNK liên quan đến các kiểm kê KNK, dự án KNK và dấu vết carbon của sản phẩm. Tiêu chuẩn này mô tả quá trình thẩm định hoặc thẩm tra, bao gồm việc lập kế hoạch thẩm định hoặc thẩm tra, quy trình đánh giá và đánh giá các công bố KNK của tổ chức, dự án và sản phẩm.

3. Các lĩnh vực cần kiểm kê phát thải khí nhà kính


Lĩnh vực Ngành
Năng lượng Ngành khai thác than và dầu khí tự nhiên.
Công nghiệp sản xuất năng lượng, hạt nhân.
Thương mại và ngành dịch vụ dân dụng.
Giao thông vận tải Tiêu thụ nguồn năng lượng (dầu khí, xăng…).
Xây dựng Tiêu thụ và sản xuất vật liệu xây dựng.
Công nghiệp Sản xuất hóa chất.
Luyện kim, điện tử.
Sản xuất và sử dụng các sản phẩm trong công nghiệp.
Sử dụng các sản phẩm thay thế làm suy giảm tầng ozone.
Nông nghiệp, lâm nghiệp Chăn nuôi, trồng trọt.
Thay đổi, cải tạo sử dụng đất.
Lâm nghiệp.
Nuôi trồng thủy sản.
Các nguồn phát thải khác.
Chất thải Xử lý chất thải hoặc nước thải.
Bãi chôn lấp các chất thải rắn.
Thiêu đốt chất thải.
Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học.

4. Lợi ích của Thẩm định/ Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính


  • ✔ Cải thiện các hoạt động quản lý và báo cáo thông tin khí nhà kính của tổ chức.
  • ✔ Tăng cường tính tin cậy trong các số liệu báo cáo và kết quả tính toán.
  • ✔ Đáp ứng yêu cầu và mong đợi của các bên liên quan về việc thẩm tra các thông tin.
  • ✔ Giúp cho tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn, các chương trình như: CDP (Carbon Disclosure Project - dự án công bố carbon), GRI (Global Report Initiative - Sáng kiến báo cáo toàn cầu) hay SBTi (Science Based Targets Initiative - Sáng kiến mục tiêu dựa vào khoa học).

5. Quy trình Thẩm định/ Thẩm tra báo cáo kiểm kê khí nhà kính


  • ✔ Bước 1: Tiếp nhận thông tin ban đầu và đơn đăng ký thẩm định/ thẩm tra.
  • ✔ Bước 2: Xem xét, đánh giá dữ liệu sơ bộ.
  • ✔ Bước 3: Trao đổi thông tin, thông báo kết quả xem xét đến khách hàng.
  • ✔ Bước 4: Xác định các yêu cầu và ký kết thỏa thuận Thẩm định/ Thẩm tra.
  • ✔ Bước 5: Lập chương trình Thẩm định/ Thẩm tra, kế hoạch lấy mẫu và thông báo tới khách hàng.
  • ✔ Bước 6: Thẩm định/ Thẩm tra dữ liệu, đánh giá tại cơ sở, báo cáo các phát hiện Thẩm định/ Thẩm tra.
  • ✔ Bước 7: Xem xét độc lập, báo cáo Thẩm định/ Thẩm tra và đưa ra Công bố/ Chứng nhận kết quả Thẩm định/ Thẩm tra.

6. Lợi ích của Công bố Thẩm định/ Thẩm tra khí nhà kính


  • ✔ Xây dựng được Hệ thống quản lý báo cáo, xác minh và tính toán khí nhà kính đạt chuẩn Quốc tế.
  • ✔ Bằng chứng về việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý về quản lý môi trường và trách nhiệm xã hội.
  • ✔ Xây dựng cơ sở để định lượng, quản lý và báo cáo phát thải KNK, phát triển và thực hiện các chương trình hoặc kế hoạch KNK tương đương và nhất quán tiến tới trung hòa carbon.
  • ✔ Theo dõi hiệu suất và tiến bộ trong việc giảm lượng khí thải KNK và/hoặc sự gia tăng trong việc loại bỏ KNK hiệu quả.
  • ✔ Tăng cường năng lực cạnh tranh, dễ dàng vượt qua các cơ chế/ rào cản thương mại carbon.
  • ✔ Nâng cao hình ảnh thương hiệu và uy tín của Tổ chức/ Doanh nghiệp.

7. Năng lực Thẩm định/ Thẩm tra của ISATS


Các chuyên gia Thẩm định/ Thẩm tra khí nhà kính của ISATS có kiến thức sâu rộng, nhiều năm kinh nghiệm làm chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý môi trường/ chất lượng, Thẩm định/ Thẩm tra độc lập các dự án về báo cáo kiểm kê khí nhà kính.

ISATS đảm bảo sự độc lập, tính trung lập, khách quan, công bằng, tin cậy và sự thấu hiểu hoạt động của khách hàng và các bên quan tâm.