1. Thuật ngữ và định nghĩa (theo IPCC và Bộ tiêu chuẩn ISO 14067)

Thuật ngữ Định nghĩa
Dấu chân carbon (CFP)
(Carbon Footprint of Products)
Tổng lượng phát thải KNK và loại bỏ KNK trong hệ thống sản phẩm được biểu thị theo CO₂ tương đương và dựa trên đánh giá vòng đời sản phẩm chỉ sử dụng một loại tác động đơn nhất là tác động biến đổi khí hậu.
Kết quả định lượng CFP được lập thành văn bản trong báo cáo nghiên cứu CFP và biểu thị theo khối lượng CO₂e trên một đơn vị chức năng.
Dấu vết carbon riêng phần của sản phẩm (PCFP) Partial Carbon Footprint of a Product: Tổng lượng phát thải KNK và loại bỏ KNK của một (hoặc nhiều) quá trình được chọn trong một hệ thống sản phẩm, được biểu thị dưới dạng CO₂ tương đương từ các giai đoạn hoặc quá trình được chọn trong vòng đời.
Vòng đời sản phẩm - Vòng đời sản phẩm (life cycle): Các giai đoạn liên tiếp và liên kết với nhau liên quan đến một sản phẩm từ thu mua nguyên liệu thô hoặc sản xuất, tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên đến xử lý kết thúc vòng đời.
- Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA - life cycle assessment): Thu thập và đánh giá các yếu tố đầu vào, đầu ra và các tác động môi trường tiềm ẩn của một hệ thống sản phẩm trong suốt vòng đời của sản phẩm đó.
Sự bù hoàn carbon (carbon offsetting) Cơ chế hoàn trả lại tất cả hoặc một phần của CFP hoặc CFP riêng phần thông qua việc ngăn chặn sự phát thải, làm giảm hoặc loại bỏ một lượng phát thải KNK trong một quá trình bên ngoài hệ thống sản phẩm đang được nghiên cứu.


2. Tiêu chuẩn ISO 14067

2.1. Giới thiệu chung

Tiêu chuẩn ISO 14067: Đưa ra các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn định lượng dấu vết carbon của sản phẩm. Mục đích của tiêu chuẩn này là để định lượng các phát thải KNK liên quan đến các giai đoạn vòng đời của một sản phẩm, bắt đầu từ việc khai thác tài nguyên và tìm nguồn nguyên liệu thô và qua các giai đoạn sản xuất, sử dụng và kết thúc vòng đời của sản phẩm đó.

Tiêu chuẩn này dựa trên các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn được xác định trong các tiêu chuẩn về đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA), ISO 14040 và ISO 14044, và nhằm mục đích đặt ra các yêu cầu cụ thể để định lượng CFP và CFP riêng phần.

Tiêu chuẩn này mang lại lợi ích cho các tổ chức, ngành công nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ, cộng đồng và các bên quan tâm khác bằng cách cung cấp cách định lượng CFP rõ ràng, nhất quán. Cụ thể, sử dụng LCA theo tiêu chuẩn này, với biến đổi khí hậu là loại tác động đơn nhất, có thể mang lại lợi ích thông qua:

  • ✔ Tránh sự chuyển đổi năng nề từ giai đoạn này sang giai đoạn khác trong vòng đời sản phẩm hoặc giữa các vòng đời sản phẩm
  • ✔ Cung cấp các yêu cầu cho việc định lượng CFP
  • ✔ Tạo điều kiện truy theo diễn biến CFP trong việc giảm phát thải KNK
  • ✔ Cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về CFP sao cho có thể xác định được các cơ hội tiềm năng để tăng cường loại bỏ KNK và giảm phát thải KNK
  • ✔ Giúp thúc đẩy nền kinh tế bền vững phát thải carbon thấp
  • ✔ Tăng độ tin cậy, tính nhất quán và tính minh bạch của việc định lượng và báo cáo CFP
  • ✔ Tạo điều kiện cho việc đánh giá các lựa chọn thiết kế sản phẩm và tìm nguồn cung ứng thay thế
  • ✔ Tạo điều kiện phát triển và thực hiện các chiến lược và kế hoạch quản lý GFIG trong suốt vòng đời sản phẩm
  • ✔ Chuẩn bị các thông tin CFP đáng tin cậy

2.2 Phương pháp luận về định lượng CFP

Phương pháp tiếp cận có hệ thống này được LCA áp dụng trong ISO 14067 không chỉ đảm bảo hiểu biết toàn diện về đánh giá môi trường của sản phẩm mà còn thúc đẩy tính minh bạch và nhất quán trong việc báo cáo lượng khí thải nhà kính trên các lĩnh vực và sản phẩm khác nhau.

Nghiên cứu CFP theo tiêu chuẩn ISO 14067 gồm bốn giai đoạn của Đánh giá vòng đời (LCA):

  • a Xác định mục tiêu và phạm vi: Thiết lập các mục tiêu và ranh giới của nghiên cứu, bao gồm hệ thống sản phẩm, đơn vị chức năng và các loại KNK cụ thể cần được đánh giá.
  • b LCI: Kiểm kê vòng đời sản phẩm (LCI): Dữ liệu được thu thập về tất cả các đầu vào có liên quan (ví dụ: năng lượng, vật liệu) và đầu ra (ví dụ: khí thải, chất thải) liên quan đến hệ thống sản phẩm trong suốt vòng đời của nó.
  • c Đánh giá tác động vòng đời (LCIA): Giai đoạn này đánh giá các tác động tiềm tàng đến môi trường của hệ thống sản phẩm dựa trên dữ liệu LCI, tập trung vào lượng phát thải và loại bỏ KNK.
  • d Diễn giải vòng đời: Giai đoạn cuối cùng bao gồm việc phân tích kết quả LCI và LCIA để rút ra kết luận, xác định các lĩnh vực cần cải thiện và truyền đạt các phát hiện.

3. Quá trình đánh giá Thẩm tra ISO 14067, bao gồm một số bước chính

  • a Tiền đánh giá: Tìm hiểu phạm vi vòng đời sản phẩm cần đánh giá và thu thập dữ liệu sơ bộ. Đây là giai đoạn xác định những thách thức tiềm ẩn và lập kế hoạch phân tích chi tiết.
  • b Đánh giá vòng đời chi tiết (LCA): LCA toàn diện được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 14040-ISO 14044, nêu chi tiết mọi khía cạnh về tác động của sản phẩm đến môi trường, từ nguồn nguyên liệu đến quá trình thải bỏ khi hết vòng đời.
  • c Xác minh: Kết quả LCA và tính toán lượng khí thải carbon sau đó được bên thứ ba xác minh để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ các tiêu chuẩn ISO 14067. Bước này rất quan trọng đối với độ tin cậy của chứng nhận.
  • d Tài liệu và báo cáo: Tài liệu toàn diện được chuẩn bị để ghi lại mọi chi tiết của LCA và các bước xác minh. Tài liệu này rất quan trọng không chỉ để đạt được chứng nhận mà còn cho các cuộc kiểm toán trong tương lai.
  • e Chứng nhận và cải tiến liên tục: Sau khi tài liệu yêu cầu được phê duyệt, chứng nhận ISO 14067 sẽ được cấp. Các tổ chức cần tiếp tục theo dõi quá trình đánh giá và thực hiện biện pháp duy trì chứng nhận, bao gồm cải tiến và giảm phát thải KNK.

4. Lợi ích của ISO 14067

  • Nâng cao giá trị ESG: Xây dựng ISO 14067 đồng nghĩa với việc báo cáo minh bạch về lượng khí thải nhà kính trong suốt vòng đời của sản phẩm sẽ nhận được sự tin tưởng của các bên liên quan, thúc đẩy các giá trị Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) của Tổ chức.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý: Thông qua quá trình đánh giá thẩm tra khí nhà kính độc lập, minh bạch sẽ giúp các Tổ chức có thể phát hiện ra những điểm kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát hoặc các rủi ro về môi trường. Công ty/ Tổ chức sẽ cam kết duy trì và cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá nội bộ, cải tiến hiệu lực và hiệu quả hệ thống quản lý.
  • Tối ưu hóa tài nguyên: Xác định và quản lý các điểm nóng carbon cao trong hoạt động, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên như năng lượng và nguyên liệu thô. Thực hiện các chương trình nhằm giảm thiểu chất thải và tái chế vật liệu, qua đó giảm tổng lượng khí thải carbon và cắt giảm chi phí hoạt động.